Có thể tất cả chúng ta đều đã từng biết đến trường phái ấn tượng qua các bức tranh hoa súng của Monet, bức ấn tượng mặt trời mọc, hay những phong cảnh của Pissaro và Manet… nhưng có ai thắc mắc cái tên “Ấn Tượng” từ đâu mà ra không?
Cái tên ban đầu được dùng để mỉa mai lại bị các họa sỹ Ấn Tượng dùng nó luôn.
Từ năm 1863, các triển lãm hàn lâm của viện hàn lâm nghệ thuật Pháp gọi là các “Salon”, họ đã thẳng tay loại các họa sỹ có xu hướng phá cách không tuân thủ các tiêu chuẩn của viện hàn lâm.
(Tranh vẽ mô tả một trong những Salon của viện hàn lâm nghệ thuật Pháp)
Các họa sĩ tự mở một triển lãm nhóm của riêng mình lấy tên là “triển lãm những bức tranh bị loại”. Nhưng khi các viện sĩ hàn lâm đến xem triển lãm – có lẽ là để trả thù việc các họa sỹ này đã gọi tranh hàn lâm là “thứ tranh nhẵn như liếm”. Họ bĩu môi gọi đây là trường phái “ấn tượng” vốn là nhại lại từ trong tên bức tranh “ẤN TƯỢNG mặt trời mọc” của Monet.
Nhưng các họa sỹ ấn tượng còn lầy hơn, họ lấy luôn cái tên đó cho trường phái mới của mình. Vậy là một trào lưu nghệ thuật mới kéo dài hơn 10 năm sau ra đời.
(Bức tranh “Ấn Tượng Mặt Trời Mọc” của danh họa Monet)